Truyền tải sự đồng cảm – Kỹ năng cần có của Content Marketer

Có thể nói tạo nội dung là một việc vô cùng khó khăn. Bạn có phải đang đối mặt với các tình trạng sau đây: Dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các cách thức tiếp cận khách hàng, ngồi nhìn hàng giờ vào không trung mà không nảy ra ý tưởng mới lạ nào. Bài viết này sẽ nói về cách khai thác những cảm xúc chân thật và hướng chúng vào nội dung bài viết để mang lại hiệu quả lớn hơn.

Đồng cảm là gì?

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa sự thông cảm và sự đồng cảm. Thông cảm là bạn nắm được sự việc và cảm thấy đau buồn đối với những khó khăn mà người khác đang trải qua dưới góc nhìn của mình. Đồng cảm lại có nghĩa là hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác dựa trên quan điểm của họ. Thông cảm có biểu hiện như sự thương cảm, đau khổ hoặc thương hại cho những gì người khác đang trải qua. Đồng cảm là việc bạn đặt mình vào vị trí của họ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào sự đồng cảm nhận thức, đó là khả năng bạn hiểu cách người khác suy nghĩ hoặc cảm nhận như thế nào. Sự đồng cảm nhận thức giúp bạn biết phải giao tiếp như ra sao để truyền đạt các thông tin và cộng hưởng với người nghe.

Ai là người cần đến cảm xúc?

Tôi đã luôn đấu tranh với các cảm xúc của chính mình. Trong phần lớn cuộc đời, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết che dấu cảm xúc của bản thân, đặc biệt là trong công việc. Tôi nhớ lại những ngày rất khó khăn và thậm chí phải lên Google để tìm lý do để ra khỏi giường vào mỗi sáng, và khi đến bàn làm việc của mình, tôi cố gắng để lại cảm xúc ở nhà và chỉ tập trung vào công việc.

Đôi khi, đối với tôi văn phòng giống như một lối thoát. Nhưng thông thường việc giả vờ như vậy là một nhiệm vụ rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Khi chiến lược này không giải quyết được vấn đề, cảm xúc sẽ đè nặng lên chúng ta. Đến thời điểm hiện tại, tôi đã hiểu được cảm xúc là điều luôn xuất hiện trong mỗi con người.

Có rất nhiều điều đang diễn ra, và tất cả chúng ta đều đang vật lộn với nó

Tạo nội dung quảng cáo là điều cực kỳ khó ở thời điểm hiện tại vì có quá nhiều việc đang xảy ra – Không chỉ riêng trong tâm trí bạn mà nó cũng tồn tại nơi độc giả của bạn. Thay vì né tránh những thứ đang làm bạn cảm thấy khó khăn, hãy nắm lấy nó và biến đổi công việc của mình cho phù hợp, đây là cách tôi nhận được nhiều niềm vui hơn từ quá trình sáng tạo nội dung.

Mọi người đều đang tìm kiếm thông tin và dựa vào ngành nghề của mình, bạn có thể sở hữu một vài cơ hội để đưa các thông tin vào tìm kiếm của họ. Bạn cũng có thể đang ở trong một ngành nghề hoạt động rất phổ biến (hoặc không phổ biến) và bạn phải tạo các bản tin email hoặc nội dung blog như vẫn làm.

Cho dù bạn là người bán linh kiện cho các bộ phận kỹ thuật máy móc hoặc chỉ đơn thuần là giới thiệu các món ăn tự chế, vẫn có chỗ để nhận được sự đồng cảm. Lấy ví dụ khi bạn đang phải tạo một bài đăng về blog hướng dẫn cách làm việc tại nhà.

Hãy nghĩ về phụ huynh, những người không bao giờ phải cố gắng vừa chăm sóc con vừa thực hiện một cuộc họp trực tuyến. Một ví dụ khác là khi phải bạn đang viết về các mối đe dọa trên mạng và sự cần thiết để bảo vệ firmware? Hãy nghĩ về các rủi ro của một cuộc tấn công mạng là điều cuối cùng mà một nhóm IT phải đối phó

Tôi có nên giả vờ hay không?

Tất nhiên là không! Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn, giả vờ có thể được hiểu như sự không trung thành. Bạn không bắt buộc phải từng trải qua các hoàn cảnh hoặc đối mặt với vấn đề giống với người đọc của mình. Thay vào đó, chỉ cần bạn thực sự muốn biết chuyện gì đang xảy ra với họ, ở vị trí của họ.

Hãy xem thử liệu bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa các tin nhắn này hay không:

“Mạnh mẽ lên! Tuy rằng nó rất khó khăn nhưng tôi chắc chắn bạn sẽ làm được tốt hơn”

“Tôi biết mọi thứ có vẻ tồi tệ trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên bạn sẽ nhanh chóng vượt qua nó”

Mặc dù không có điểm nào sai trong tin nhắn đầu tiên nhưng câu thứ 2 lại được đánh giá cao hơn về sự quan tâm và đồng cảm hơn.

Nói một cách khác, đồng cảm có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được những thách thức, thất vọng, sợ hãi, lo lắng hoặc vấn đề mà độc giả của bạn có thể đang gặp phải để giải quyết chúng.

Làm thế nào để truyền tải nội dung với sự đồng cảm

Đồng cảm thực sự là một kỹ năng. Những người thành thạo nó sẽ sở hữu khả năng tạo ra các nội dung hoàn hảo, chúng không chỉ giải quyết được 1, 2 vấn đề bên ngoài mà còn đạt đến những thứ ở sâu bên trong bằng cách hiểu được quan điểm và cảm xúc của người đọc.

Hình ảnh thực tế về người đọc

Bạn có muốn độc giả của mình hành động hay không? Nếu muốn thì trước tiên chính bạn phải hiểu họ.

Lấy ví dụ về vấn đề sức khỏe của bạn. Có khá nhiều lời khuyên được đưa ra bởi bác sĩ sẽ rất quan trọng đối với bạn đúng không? Tuy nhiên, chúng ta thường đấu tranh mới có thể thực hiện nó. Tại sao lại như vậy? Một lý do có thể giải thích là sự đồng cảm. Các nghiên cứu cho thấy kết quả sức khỏe của bệnh nhân sẽ tốt hơn khi một bác sĩ thể hiện sự đồng cảm với họ.

Bạn đang cố gắng kêu gọi hành động từ bài viết của mình. Có thể bạn muốn độc giả làm nhiều hơn việc chỉ đọc blog và tiếp tục cuộc sống của họ, vậy thì trước tiên bạn phải biết được họ đến từ đâu. Cho dù bạn đang tạo một bài đăng trên blog hoặc một video nào đó, hãy hình dung người đọc sẽ cảm nhận như thế nào khi đón nhận các thông tin đó. Nếu có thể, hãy cố gắng tìm hình ảnh thực tế giống như người mà bạn đang muốn nhắm đến và đưa nó lên trong khi tạo bài viết hoặc video. Điều này sẽ giúp khán giả của bạn cảm thấy bài viết thực tế hơn. Khi đó, chắc chắn nội dung mà bạn truyền tải sẽ có hiệu quả hơn vì khán giả có nhiều khả năng áp dụng những thứ được đọc vào cuộc sống.

Chiến thuật này đã thực sự phát huy hiệu quả khi tôi tạo những video về cách làm hay phá vỡ một cái gì đó. Kể cả khi chọn một hình ảnh từ trang web thì tôi cũng tự hỏi “Họ sẽ nghĩ gì với nó?”

Đặt mục tiêu cho nội dung của bạn

Việc tạo nội dung cũng giống như viết một khẩu hiệu. Đặt ý định ngay từ ban đầu là cách làm ưa thích của tôi để tạo dễ dàng hoàn thành hơn cho cả quá trình. Chính cách làm này đã giúp tôi tự thích dậy vào buổi sáng mà không còn suy nghĩ quá nhiều về nguyên nhân. Tôi thích nghĩ về những gì mình muốn truyền đạt cho người đọc, sau đó xem lại mục tiêu đó nhiều lần cho đến khi dự án hoàn thành.

Lấy ví dụ, mục tiêu của bài viết này là:

Để giúp chủ doanh nghiệp hoặc nhà tiếp thị viết được một Email gửi cho khách hàng hoặc một bài đăng nào đó thực sự hấp dẫn trong cơn đại dịch. Trường hợp này không giống với cách họ làm như bình thường và sự đồng cảm là điều chúng ta cần hơn bao giờ hết. Tôi sẽ chia sẻ lý do tại sao chúng ta lại cần sự đồng cảm với người đọc và đưa những lời khuyên thiết thực về cách viết sao cho dễ hiểu, có tính nhân văn và dễ tiếp cận hơn khi đưa ra quan điểm của mình.

Khi bắt đầu một bài viết mới, tôi sẽ đặt những thông điệp như trên vào đầu tài liệu word của mình. Trong quá trình viết và duyệt bản thảo sau đó, tôi cũng xem nó lại nhiều lần. Cuối cùng, ngay trước khi gửi đi, tôi xóa các thông điệp đích đó. Cần kiểm chứng các khía cạnh: Bài viết đó có thể tạo ra hiệu quả không? Nó có thể hiện đủ những điều tôi cần nói không? Nếu 2 điều này được đáp ứng thì bài viết đã sẵn sàng để gửi đi.

Chia sẻ câu chuyện cá nhân hoặc chuyện vặt

Gần đây tôi đã đọc một câu chuyện được viết bởi Leo Tolstoy và đã bị mắc kẹt trong câu chuyện đó. Trên thực tế, cái kết chính là nguyên nhân gây ra những ám ảnh của tôi. Đó là một câu chuyện về lòng tham với tiêu đề “Một người đàn ông cần bao nhiêu đất?”

Tolstoy có thể đã viết một bài luận về lòng tham sai trái như thế nào, nhưng tôi lại không nhớ đến mục đích này. Thay vào đó, tôi lại cực kỳ ấn tượng với hình ảnh người nông dân liều mình trong cuộc đấu tranh để có thêm một mảnh đất mặc dù anh ta đang rất dư dả.

Những câu chuyện cá nhân đó, theo một cách rất tự nhiên, đã mang đến ý nghĩa thực sự cho công việc của bạn mà không cần đến một sự chứng thực nào. Luôn có sẵn các tài liệu trong cuộc sống hàng ngày để bạn tận dụng cho bài viết của mình.

Hãy nghĩ về những ký ức thời thơ ấu, những sự kiện diễn ra trong quá khứ, những mối quan hệ hoặc thậm chí là đoạn văn yêu thích của bạn trong một cuốn sách. Làm thế nào để có thể thêu dệt những câu chuyện này vào bài viết nhằm mục đích kết nối với người đọc? Làm thế nào bạn có thể chia sẻ những mẫu chuyện bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày mà vẫn lôi cuốn được độc giả?

Câu hỏi cuối cùng: Ai sẽ là khán giả của bạn? Một khi bạn biết được điều này, những việc cần làm sau đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Nghĩ ít về vấn đề quảng cáo và tăng tính chia sẻ

Bạn đã bao giờ đọc đến cuối của một bài viết và tự hỏi tại sao mình lại quan tâm đến nó chưa? Có thể bạn quan tâm bởi tên tuổi của nhà văn nhưng điều đó chắc chắn không phải nguyên nhân chính.

Phần thưởng đến từ bài viết chính là giá trị có thể áp dụng vào thực tế. Giúp họ đạt được một mục đích nào đó hoặc có một thứ đáng kể để gây ấn tượng với sếp, bạn bè hay gia đình. Hãy nghĩ xa hơn những gì bạn đang bán và cho biết nó sẽ mang lại những lợi ích gì lớn hơn. Ngay cả một ổ cứng hay máy xay sinh tố cũng có thể mang đến ý nghĩa nếu bạn biết cách nhìn từ quan điểm này.

Bên trong một ổ cứng không chỉ là dung lượng mà là cách nó lưu lại các album của gia đình để chia sẻ với người thân ở xa. Hoặc đối với các Youtuber mới, đó có thể là một cách để lưu trữ các thông tin và video của họ mà không ảnh hưởng đến máy tính cá nhân. Lúc này bạn sẽ hướng dẫn cho họ cách có thể tăng thêm không gian lưu trữ hoặc chọn được sản phẩm tốt nhất đúng với nhu cầu. Làm thế nào họ có thể sử dụng lời khuyên của bạn để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn?

Học hỏi từ các chuyên gia

Hãy thử đặt những cuốn sách hướng dẫn kinh doanh xuống và thử đọc một tiểu thuyết.

Là nhà tiếp thị, chúng ta có thể bị mắc kẹt trong một chu kỳ đọc nội dung liên tục lặp lại. Tôi có ít nhất 12 cuốn sách mà mình cần đọc để trau dồi kỹ năng bán hàng thay vì một tác phẩm của Hemingway. Nhưng đọc các loại sách văn học như thế này sẽ cải thiện kỹ năng tạo ra sự đồng cảm của bạn và giúp thu hút được người đọc hơn khi làm việc.

Tôi mới đọc được một nửa cuốn “A Farewell to Arms” và nghĩ rằng đó chỉ là những câu chuyện về một cuộc chiến kéo dài vô nghĩa. Tôi có thể sai nhưng thực tế tôi vẫn đọc nó. Đó là chìa khóa – Câu chuyện mà tôi mang đến là gì. Tôi chỉ tập trung vào các nhân vật và muốn biết kết thúc của họ. Tôi muốn tìm hiểu những gì xảy ra với Catherine Barkley vì sự đồng cảm với cô ấy.

Nếu bạn muốn vươn đến một tầm cao mới, hãy học hỏi từ các tác phẩm như “On Writing” của Stephen King hay “The Hero with a Thousand Faces” của Joseph Campbell. Nguyên tắc kinh điểm của những tác phẩm này là việc xác định hoạt động nhất quán theo thời gian và không gian. Chúng có liên quan mật thiết với nhau, dựa vào đó bạn có thể thông báo, củng cố và làm nội dung của mình sinh động hơn. Cũng có thể chúng sẽ là nguồn cảm hứng để bạn viết nên một cuốn tiểu thuyết trong tương lai không xa

Tạo nội dung với sự đồng cảm sẽ giúp cả bạn và độc giả

Một bài viết thực sự tốt sẽ mang đến cảm giác nào rất lạ lẫm. Cảm giác này sẽ gắn bó với chúng ta rất lâu, ngay cả khi bạn không còn đọc chúng nữa. Đó là cách bạn có thể gây được ấn tượng từ sâu bên trong trong tâm trí của độc giả mà không cần biết được họ đến từ đâu. Những con số khởi đầu đơn giản, số liệu thống kê, các phỏng đoán không thể làm mất các ấn tượng mà bạn mang lại.

Chúng ta không tồn tại một mình. Mối quan hệ của chúng ta với mọi người, các trải nghiệm được chia sẻ và sự kết nối chính là những gì để thúc đẩy tốt nhất trong thời điểm hiện tại, điều đó sẽ không bao giờ thay đổi. Hãy để nó trở thành chất gắn kết giữa bạn và khán giả hơn.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Kinh Doanh
Logo
Enable registration in settings - general