7 chiến thuật hiệu quả để xây dựng thương hiệu cá nhân

Là một marketer, xây dựng thương hiệu cá nhân là việc bắt buộc phải làm nếu muốn thành công.

Ngay cả khi bạn đang làm việc trong một công ty, việc xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ chứng minh bạn có thể mang lại lợi ích lớn cho họ, và dĩ nhiên điều này cũng sẽ giúp bạn có một số lợi ích nhất định.

Với một thương hiệu cá nhân đáng tin cậy, bạn sẽ sở hữu vị trí vững chắc trong ngành của mình, tăng khả năng ảnh hưởng đến nhiều người và biến họ trở thành khách hàng.

Như cựu CEO của Google đã từng nói: “Thương hiệu là giải pháp chứ không phải vấn đề. Thương hiệu là cách bạn tốt nhất để bạn bán được hàng”.

Nhưng làm cách nào để có thể xây dựng thương hiệu cá nhân như một nhà tiếp thị chuyên nghiệp? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng khám phá 7 chiến thuật hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ để thực hiện việc đó.

1. Hiểu được đối tượng mục tiêu của bạn

Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người chính là con đường ngắn nhất khiến tất cả không hài lòng về bạn. Do đó, bạn phải hiểu được đối tượng mục tiêu của mình là ai trước khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu cá nhân.

Điều này có nghĩa là bạn phải tìm hiểu chi tiết về đối tượng của mình, ví dụ như:

  • Nhóm tuổi
  • Những thách thức mà họ đặt ra
  • Giọng điệu trong cuộc đối thoại
  • Kênh tiếp thị yêu thích
  • Kênh truyền thông xã hội yêu thích
  • Tham vọng của họ là gì
  • Chủ đề yêu thích

Bằng việc nắm được các thông tin trên hoặc một số điều khác, bạn sẽ hiểu các thông điệp mà đối tượng của bạn cần là gì để có thể làm tốt hơn. Bằng cách này, bạn sẽ xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình đúng mục tiêu và có tác động lớn hơn.

2. Xây dựng một trang web đầy đủ chức năng

Thực tế đã chứng minh rằng một trang web chính là bộ mặt của bạn trên internet. KIhi truy cập vào, khách hàng sẽ tìm thấy tất cả các thông tin mà họ cần biết về chuyên môn của bạn trong vai trò là một marketer

Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể làm được. Để làm được điều này, bạn cần quan tâm vào các phần sau trong trang web của mình

Homepage

Trên trang này, khách truy cập sẽ có được cái nhìn tổng quan về nhất về những gì bạn đang muốn tiếp thị. Đề xuất bán hàng của bạn có gì độc đáo? Những công ty bạn đã từng làm việc? Bạn có thể mạnh trong lĩnh vực nào? Đây là một ví dụ từ trang web của chúng tôi

xây dựng thương hiệu cá nhân trang home page

About us

Tại đây, khách hàng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về bản thân và cách bạn làm việc, giá trị cung cấp là gì. Sau đây là cách Ramit Sethi giới thiệu về câu chuyện của anh ấy và làm nổi bật những lợi ích của người xem:

xây dựng thương hiệu cá nhân trang about us

Contact

Mọi người có thể liên lạc với bạn nhờ vào các thông tin được cung cấp ở trang web.

Blog

Blog cũng là một cách thức để nói với mọi người rằng bạn là một chuyên gia tiếp thị rất hiệu quả. Trên trang này, một số vấn đề tiếp thị mà khách hàng đang quan tâm có thể được giải quyết.

Portfolio

Tại đây, người xem sẽ thấy được các sản phẩm quan trọng mà bạn đã từng thực hiện.

Testimonials:

Khách hàng sẽ nghĩ gì về những gì bạn đã mang lại cho họ? Đây là một trang để người khác có thể đánh giá và quảng bá thương hiệu cho bạn, nó sẽ là minh chứng thực tế và tuyệt vời nhất mà bạn có được. Hãy xem một ví dụ từ Lilach Bullock:

xây dựng thương hiệu cá nhân trang testimonial

Tùy thuộc vào thị trường ngách của bạn mà các trang khác có thể cần thiết hay không, Khi khách hàng truy cập vào trang đích, toàn bộ các yếu tố về thương hiệu của bạn phải được hiển thị để giúp họ hiểu những thông điệp mà bạn muốn mang lại.

3. Nhấn mạnh về thương hiệu bạn muốn truyền tải

Cho dù bạn đang nói chuyện tại một sự kiện hay viết một bài đăng trên blog hoặc đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội, bạn cần có một giọng điệu nhất quán. Từ đó khán giả có thể dễ dàng nhận ra bạn là ai hơn.

Có người đã từng nói rằng giọng điệu của bạn sẽ phụ thuộc vào khán giả. Nó cũng quyết định thương hiệu của bạn sẽ bình thường hay sang trọng? Bạn tập trung vào khía cạnh nào của tiếp thị? Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp cỡ trung hay doanh nghiệp lớn?

Hãy cùng lấy ví dụ về cách mà Gary Vaynerchuk sử dụng ngôn ngữ thông thường trong khi nói chuyện với khán giả của mình. Cho dù trên blog hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng, bạn có thể thấy ngôn ngữ mà anh ấy sử dụng được nhiều người đánh giá là “khá trẻ con”.

Trong khi đó, Ann Handley lại chia sẻ tin nhắn với một giọng điệu hoàn toàn khác.

Hãy xác định loại giọng điệu nào mà bạn muốn sử dụng, sau đó trau dồi và mang lại tính nhất quán cho tất cả các kênh của mình.

4. Tận dụng phương tiện truyền thông xã hội

Với khoảng 3.8 tỷ người dùng, các phương tiện truyền thông xã hội là một nền tảng tuyệt vời để bạn có thể tiếp cận đối tượng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần đến một tỷ lệ nhỏ người dùng trong các phương tiện truyền thông đó mà thôi.

Thực tế đã chứng minh sẽ rất vô nghĩa và kém hiệu quả khi bạn hoạt động trên tất cả các kênh truyền thông đại chúng. Bằng cách hiểu đối tượng mình muốn nhắm đến, bạn sẽ biết được kênh truyền thông yêu thích của họ và sử dụng nó hiệu quả.

Khi tập trung vào một vài trang truyền thông xã hội và đăng liên tục lên các phương tiện đó, bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn. Chẳng hạn, đây là cách mà tài khoản Twitter của Lilach Bullock hoạt động:

Ngoài ra, Gary Vaynerchuk cũng rất tích cực trên Twitter và Instagram:

Trong khi đó, Linkedin lại là nơi Ann Handley sử dụng để tiếp cận đối tượng của mình:

Bạn chỉ cần tập trung vào một vài kênh phương tiện truyền thông xã hội chính để xây dựng thương hiệu của mình. Hãy chọn nơi khách hàng tiềm năng của bạn hoạt động nhiều nhất để phát huy tối đa hiệu quả.

5. Khai thác nội dung tiếp thị

Bạn không thể xây dựng được thương hiệu cá nhân như một nhà tiếp thị mà không có nội dung. Thực tế đã chứng minh, khi nội dung bạn thu hút nhiều người theo dõi trên phương tiện truyền thông xã hội, lượng khách hàng truy cập vào trang web của bạn nhiều hơn và nhận thức về thương hiệu sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, nội dung các bài viết sẽ giúp bạn hiển thị tốt hơn khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa có liên quan. Với việc Google cập nhật EAT (chuyên môn, uy quyền và đáng tin cậy), bài viết của bạn có tốt hay không sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng.

Dưới đây là các nền tảng để khai thác nội dung tiếp thị:

Blog

Đối tượng của bạn đang gặp các vấn đề và họ lên Google để tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Bạn có thể giải quyết được vấn đề đó trên blog của mình thông qua bài viết. Một ví dụ điển hình là blog của Neil Patel:

Guest blog:

Chúng ta phải thừa nhận rằng luôn có một lượng lớn khán giả sử dụng các Blog khác dù trang của bạn có tốt đến đâu. Bạn có thể tiếp cận đến đối tượng khách hàng rộng rãi và cải thiện uy tín của mình thông qua guest blog. Ngoài nội dung có giá trị, các đánh giá của khách hàng đã sử dụng dịch vụ cũng mang đến nhiều giá trị. Đây là một ví dụ:

Podcast

Ngoài nội dung đã được viết, sử dụng các nội dung được định dạng sẵn cũng khá phổ biến. Pat Flynn là một nhà tiếp thị đã thông qua podcast thu nhập thụ động thông minh để phát triển thương hiệu của mình.

Youtube

Youtube là trang web và là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 hiện nay, các video được đưa lên Youtube cho phép bạn tiếp cận được nhiều người hơn. Chẳng hạn với trường hợp của Brian Dean, một chuyên gia SEO trên Youtube:

Content Marketing là chìa khóa để xây dựng thương hiệu. Không có gì ngạc nhiên khi không có bất cứ chuyên gia tiếp thị nào lại không tạo được những nội dung có giá trị

6.Tham gia các sự kiện của ngành marketing

Bạn cần phải có rất nhiều nỗ lực trực tuyến trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, tuy nhiên bạn cũng đừng bỏ qua những cuộc gặp mặt offline bởi chúng cũng cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, việc tham dự các sự kiện tiếp thị là một cách tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia và lắng nghe được suy nghĩ của họ về xu hướng tiếp thị hiện đại.

Tiếp đến, việc xuất hiện ở các sự kiện này cũng có thể dẫn đến việc bạn được nhiều người biết đến hơn. Nếu may mắn, bạn là một trong các diễn giả, lúc đó uy tín của bạn sẽ được đánh giá ngang bằng với các chuyên gia hàng đầu.

Một số hội nghị tiếp thị phổ biến trên thế giới như Hội chợ truyền thông thế giới, Inbound, MozCon, Search Marketing Expo (SMX), Dreamforce,

Đây là ví dụ từ một người bạn tham dự tại sự kiện Inbound 19:

7. Điều chỉnh thương hiệu của bạn cho phù hợp với công ty

Nếu bạn đang làm việc cho một công ty, nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn phải phù hợp với công ty đó. Nếu làm được điều này, bạn sẽ nhận được nhiều kết quả tốt hơn cho bản thân và cả công ty.

Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều muốn tương tác với người khác hơn là thông qua thông báo chính thức của công ty. Theo biểu đồ khảo sát của Edelman, nhân viên là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về một công ty.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể trở thành nhân viên đại diện cho công ty của mình.

Thậm chí trong trường hợp bạn đang sở hữu một công ty, thương hiệu cá nhân của bạn có thể lớn hơn cả công ty đó. Kết quả là điều này có thể dẫn đến các hiệu ứng tích cực cho công ty.

Ví dụ, Gary Vaynerchuk có nhiều người theo dõi hơn các công ty của anh như VaynerMedia hay VaynerSport cộng lại. Dù bạn là chủ sở hữu hãy nhân viên của công ty đó, việc xây dựng một thương hiệu cá nhân phù hợp sẽ dẫn đến nhiều cơ hội phát triển hơn.

Kết luận

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn như một nhà tiếp thị có thể là nhiều năm trước hoặc ngay bây giờ. Bằng cách xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ tăng đáng kể uy tín của mình và thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng được nhận biết hơn.

Sử dụng 7 chiến thuật mà chúng tôi trình bày ở trên một cách hiệu quả, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân của mình ngay từ hôm nay.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Blog Kinh Doanh
Logo
Enable registration in settings - general